RSS

Tag Archives: luyện thi Toeic

BÍ QUYẾT LÀM PART 1 TOEIC

Phần thi nghe đầu tiêu của TOEIC là miêu tả tranh. Với mỗi bức tranh, bạn sẽ được nghe 4 câu miêu tả và nhiệm vụ của bạn là chọn câu miêu tả đúng với bức tranh nhất. Part 1 được xem là dễ nhất trong 7 part của Anh van toeic. Các câu trả lời tương đối ngắn và dễ nghe, tốc độ đọc cũng khá chậm. Tuy nhiên, ở New TOEIC số lượng câu hỏi giảm xuống còn 10 câu và có thêm nhiều giọng đọc khác ngoài giọng Mỹ, nên độ khó cũng tăng lên. Bài viết sau sẽ giúp ích cho các bạn Tự học toeic.

 

Meo-lambai-thi-toeic

 
– Hãy biết tận dụng 1 phút 35 giây
1 phút 35 giây là thời gian đọc phần hướng dẫn (Direction). Thời gian dành cho phần hướng dẫn dài hơn 20 giây so với TOEIC cũ.
Trong khoảng thời gian đó, hãy quan sát kĩ bức tranh và cố gắng thầm đặt ra trong đầu các câu miêu tả tranh bằng tiếng Anh. Ví dụ: “The man is getting in a car”, “The child is playing on the ground”, “The color of the window is blue”,… Điều đó sẽ giúp bạn sẵn sàng không rơi vào tình trạng bị động phải chạy theo câu hỏi.
Ngoài ra, nếu vẫn còn dư thời gian, bạn hãy tranh thủ đọc câu hỏi và các lựa chọn trả lời cho sẵn của Part 3 và Part 4. Đây là 2 phần nghe dài và khó nhất.
– Tập trung chú ý, dù là chi tiết nhỏ nhất
Bài thi thường đặt ra những câu hỏi về những chi tiết nhỏ nhặt mà bạn ít khi để ý đến trong bức tranh, vì vậy điều quan trọng là bạn phải quan sát bức tranh một cách chính xác đến từng chi tiết. Hãy nhớ, quan sát thật kỹ bức tranh và đừng bỏ quan bất cứ chi tiết nhỏ nào

 

Nên Download toeic test để luyện tập thường xuyên trước khi thi

– Cẩn thận “bẫy” phát âm
Ở part 1, bạn phải luôn tập trung chú ý vào phát âm vì thường có những câu hỏi “bẫy” về từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ đồng âm khác nghĩa: copy/coffee, duck/ dock, setting/sitting, plan/plant, plan/plane, working/walking …
Ngoài ra, bài thi TOEIC mới còn bổ sung những câu hỏi giọng Anh, Úc, New Zealand…, dễ khiến các bạn cảm thấy không quen. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách luyện nghe với nhiều giọng khác nhau để tránh bị bối rối và khó hiểu khi thi.

 
– Quyết định nhanh nhưng không vội vã
Khi bắt đầu nghe, hãy quyết định ngay sau mỗi câu bạn nghe thấy là hoàn toàn sai, có thể đúng hay hoàn toàn đúng.
Bạn có thể dùng tay đánh dấu bằng một gạch ngang, dấu hỏi hay dấu cộng… trên tờ đề thi để nhớ tốt hơn. Khi không chắc chắn lắm về đáp án của mình, bạn sẽ có xu hướng đợi nghe xong cả 4 câu rồi cân nhắc xem câu nào đúng. Điều này khá tai hại vì nó sẽ làm giảm sự tập trung của bạn và các câu hỏi sau. Vì vậy hãy quyết định nhanh chóng, viết ra câu trả lời và chuyển sang quan sát bức ảnh của câu hỏi sau. Nếu bạn không chắc chắn thì chỉ nên đặt một dấu hỏi mờ mờ đằng sau đáp án trong phiếu đáp án để bạn có thể quay lại nghĩ về câu đó nếu cuối bài kiểm tra bạn còn dư chút thời gian. Nhưng nhớ xóa hết tất cả các kí hiệu này trước khi nộp bài.
Tuy nhiên, dù bạn chắc chắn đáp án A hay B là đúng, bạn cũng nên nghe một cách cẩn thận các đáp án khác để chắc chắn là lựa chọn của bạn đã chính xác. Part 1 tuy là dễ nhưng các câu hỏi thường có nhiều “bẫy”. Hãy cẩn thận để lấy trọn điểm phần này bạn nhé.
– Sử dụng phương pháp loại suy
Khá nhiều câu hỏi trong Bài test toeic  có đặc điểm là đáp án đúng thường là đáp án khó nghe nhất. Vì vậy, khi gặp những câu hỏi như thế, nếu bạn đã xác định được 3 đáp án không chính xác thì dù có thể không nghe rõ, bạn hãy tự tin chọn đáp án còn lại nhé.
– Giữ tâm lý thoải mái
Như đã nói, part 1 là phần dễ nhất trong bài thi TOEIC, bạn không nên quá căng thẳng trong phần này vì sẽ ảnh hưởng đến những phần thi tiếp theo. Bạn sẽ phải nghe liên tục trong 45 phút mà không có khoảng nghỉ. Vì thế, hãy cho phép mình thoải mái một chút trong phần thi đầu và để dành “năng lượng” cho những phần khó hơn

 

Nhãn: , ,

TỪ VỰNG NGÀNH KINH TẾ (PHẦN 2)

phần mềm luyện thi toeic

sách luyện thi toeic

starter toeic

51. The openness of the economy : sự mở cửa của nền kinh tế
52. Rate of economic growth : tốc độ tăng trưởng ktế
53. Average annual growth : tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
54. Capital accumulation : sự tích luỹ tư bản
55. Indicator of economic welfare : chỉ tiêu phúc lợi ktế
56. Distribution of income : phân phối thu nhập
57. Real national income : thu nhập quốc dân thực tế
58. Per capita income : thu nhập bình quân đầu người
59. Gross National Product ( GNP) : Tổng sản phẩm qdân
60. Gross Dosmetic Product (GDP) : tổng sản phẩm quốc nội
61. Supply and demand : cung và cầu
62. Potential demand : nhu cầu tiềm tàng
63. Effective demand : nhu cầu thực tế
64. Purchasing power : sức mua
65. Active/ brisk demand : lượng cầu nhiều
66. Managerial skill : kỹ năng quản lý
67. Effective longer-run solution : giải pháp lâu dài hữu hiệu
68. Joint stock company : cty cổ phần
69. National firms : các công ty quốc gia
70. Transnational corporations : Các công ty siêu quốc gia
71. Holding company : cty mẹ
72. Affiliated/ Subsidiary company : cty con
73. Co-operative : hợp tác xã
74. Sole agent : đại lý độc quyền
75. Fixed capital : vốn cố định
76. Floating/ Working/ Circulating/ liquid capital: vốn luân chuyển
77. Amortization/ Depreciation : khấu hao

 

Nhãn: , ,

NHỮNG HÌNH THỨC CÂU RÚT GỌN TRONG TIẾNG ANH

Khi đi sâu vào phân tích sẽ có 2 dạng là “rút gọn” và “tỉnh lược” nhưng phân loại theo 2 cái này cũng phức tạp nên thầy gom chung lại và thể hiện thành một loạt các hình thức thường gặp để các em dễ tham khảo nhé.

Dạng thường gặp nhất là dạng rút gọn từ mệnh đề thành cụm từ.

Các em cần nắm rỏ chỗ này : mệnh đề là phải có chủ từ và kèm theo đó là động từ chia thì, còn cụm từ là không có chủ từ và kèm theo đó là động từ không được chia thì ( có thể là Ving, là to inf, hay quá khứ phân từ p.p ….)

Nguyên tắc căn bản cần nhớ nhất là muốn rút gọn được thì chủ từ của 2 mệnh đề phải giống nhau, vì khi rút gọn sẽ bỏ chủ từ mà nếu chủ từ khác nhau thì khi bỏ mất làm sao biết hành động đó ai làm ?

Ví du:

When I saw the dog, I ran away.

=> When seeing the dog, I ran away. ( hoặc : Seeing the dog, …)

Đối với mệnh đề quan hệ thì đại từ quan hệ pahir làm chủ từ mới rút gọn được.

The man who is standing over there is Mr cucku.

=>The man standing over there is Mr cucku.

The man whom you are talking about…. => không rút gọn được

Sau đây chúng ta lần lượt xem qua các dạng rút gọn nhé:

Tìm hiểu thêm:

TOEIC là gì?

phần mềm luyện thi toeic

chứng chỉ TOEIC

 

1. Rút gọn mệnh đề quan hệ:

 

Rút gọn mệnh đề quan hệ có các dạng sau:
1) Dùng cụm Ving :
Dùng cho các mệnh đề chủ động

Bỏ who, which,that và be (nếu có ) lấy động từ thêm ING
The man who is standing there is my brother

The man who is standing there is my brother
->The man standing there is my brother
2) Dùng cụm P.P:
Dùng cho các mệnh đề bị động .

Bỏ who, which,that và be
I like books which were written by my father
I like books which were written by my father
->I like books written by my father

3) Dùng cụm to inf.
Dùng khi danh từ đứng trứoc có các chữ sau đây bổ nghĩa :
ONLY,LAST,số thứ tự như: FIRST,SECOND…

Bỏ who, which,that  ,chủ từ (nếu có ) và modal verb như can ,will…thêm to trước động từ

This is the only student who can do the problem.

This is the only student who can do the problem
->This is the only student to do the problem.
-Động từ là HAVE/HAD

I have much homework that I must do.

I have much homework that I must do.
I have  much homework to do.
–Đầu câu có HERE (BE),THERE (BE)
There are six letters which have to be written today.
There are six letters to be written today.

– Một số động từ khác như need , want ..v..v.. nói chung là khi ta dịch chỗ to inf. với nghĩa “để” mà nghe suông tai thì có thể dùng được.

GHI NHỚ :
Trong phần to inf này các bạn cần nhớ 2 điều sau:
– Nếu chủ từ 2 mệnh đề khác nhau thì thêm cụm for sb trước to inf.
We have some picture books that children can read.
We have some picture books for children to read.
Tuy nhiên nếu chủ từ đó là đại từ có nghĩa chung chung như we,you,everyone…. thì có thể không cần ghi ra.
Studying abroad is the wonderful thing that we must think about.
Studying abroad is the wonderful thing (for us ) to think about.
– Nếu trước relative pronoun có giới từ thì phải đem xuống cuối câu. ( đây là lỗi dễ sai nhất).
We have a peg on which we can hang our coat.
We have a peg to hang our coat on.

4) Dùng cụm danh từ (đồng cách danh từ )
Dùng khi mệnh đề tình từ có dạng:
S + BE + DANH TỪ /CỤM DANH TỪ/CỤM GIỚI TỪ
Cách làm:
–bỏ who ,which và be
Football, which is a popular sport, is very good for health.
Football, which is a popular sport, is very good for health.
Football, a popular sport, is very good for health.
Do you like the book which is on the table?

Do you like the book on the table?

 Xem thêm tài liệu luyện thi TOEIC đáng tin cậy: starter toeic, tartics for toeic,  v.v…, sử dụng phần mềm luyện thi TOEIC và học thêm nhiều mẹo thi toeic hữu ích nữa nhé! 
PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI LOẠI RÚT GỌN:
Khi học thì ta học từ dễ đến khó nhưng khi làm bài thì ngược lại phải suy luận từ khó đến dễ.
Bứoc 1 :
– Tìm xem mệnh đề tính từ nằm chổ nào
Bước này cũng dễ vì mệnh đề tính từ thường bắt đầu bằng WHO,WHICH,THAT…
BƯỚC 2 :
Bước này chủ yếu là giảm từ mệnh đề xuống cụm từ, tuy nhiên cách suy luận cũng phải theo thứ tự nếu không sẽ làm sai.
Ví dụ:
This is the first man who was arrested by police yesterday.
Mới nhìn ta thấy đây là câu bị động ,nếu vội vàng thì sẽ dễ dàng biến nó thành :
This is the first man arrested by police yesterday sai
Thật ra đáp án là :
This is the first man to be arrested by police yesterday đúng
Vậy thì cách thức nào để không bị sai ?
Các em hãy lần lượt làm theo các bứoc sau.

1. Nhìn xem mệnh đề có công thức S + BE + CỤM DANH TỪ không ? Nếu có áp dụng công thức 4 .
2. Nếu không có công thức đó thì xem tiếp trứoc who which… có các dấu hiệu first ,only…v..v không ,nếu có thì áp dụng công thức 3 (to inf. ) lưu ý thêm xem 2 chủ từ có khác nhau không ( để dùng for sb )
3 .Nếu không có 2 trừong hợp trên mới xét xem câu đó chủ động hay bị động mà dùngVING hay P.P..

 

Nhãn: , ,

CÁCH HỌC TỪ VỰNG MỘT CÁCH HỢP LÍ

Bước 1: Xác mục tiêu về từ vựng của chính bạn một cách cụ thể: bởi vì không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ không có động lực rõ ràng và bạn cũng sẽ không bao giờ biết mình đã đạt được mục tiêu hay chưa (như con thuyền lênh đênh không biết đâu là điểm đến). Một số gợi ý về mục tiêu học tiếng anh:

  • Đối với một số bạn, nó có nghĩa là khi đọc một bài báo thời sự tiếng Anh bạn sẽ biết đủ từ để hiểu được bài đó. Hay là biết hầu hết các từ trong bài đó?
  • Đối với các bạn khác, nó lại là biết được các từ hay gặp trong các kì thi chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL, IELTS, TOEIC, SAT, GRE, …
  • Lại có các bạn khác, đặt biệt là các bạn mới đi du học, có mục tiêu là biết  đủ từ tiếng Anh để có thể tiếp thu bài giảng tiếng Anh của thầy cô giáo một cách dễ dàng.

 

Bước 2: Đọc, đọc nữa, đọc mãi. Dĩ nhiên đọc không phải là con đường duy nhất, mặc dù nó là cách phổ biến và rất hiệu quả. Nếu mục tiêu về từ vựng của bạn là nghe được bài nói chuyện của Steve Jobs thì bạn không chỉ cần phải biết nhiều từ, mà bạn còn phải nghe được những từ bạn học được. Lí do là khi bạn kiểm tra tiến triển của mình bằng cách nghe bài nói chuyện của Steve Jobs, bạn sẽ phải nghe cho hiểu, mà nhiều khi bạn biết từ đó rồi nhưng vì một lí do nào đó bạn vẫn không nghe ra nó! Nếu mục tiêu của bạn liên qua đến từ vựng trong bối cảnh nghe, thì bạn cũng phải nghe thường xuyên nữa bên cạnh việc đọc. ( Đọc thêm:  Bạn học từ vựng tiếng anh như thế nào? )

  • Đọc/Viết/Nghe/Nói về những đề tài mà bạn thích: vì bạn chỉ nhớ lâu những gì chính bạn thấy thích.
  • Học cùng với bạn bè: sẽ khiến bạn thấy vui và có động lực hơn; học mà chơi, chơi mà học.
  • Dùng một từ điển tốt như từ điển Oxford Advanced Learners’ Dictionary. Và bạn có thể dùng một chương trình như Gom Từ Nhặt Nghĩa để giúp bạn tra và lưu từ thuận tiện.

Bước 3: Tối ưu hóa việc nhớ từ: bằng cách ôn từ với Ôn Từ Thông Minh , học từ với hình ảnh. Sau khi bạn đã đọc nhiều, nghe nhiều và gặp nhiều từ mới, bạn sẽ cần học cách nhớ từ một cách hiệu quả.

  • Cách bình thường mà nhiều bạn vẫn dùng là ghi vào vở rồi ôn lại. Cách này là cách duy nhất khi máy tính chưa ra đời. Giờ đây bạn nên dùng các chương trình Ôn Từ Thông Minh để ôn từ bởi nó giúp bạn nhớ từ nhanh hơn nhiều lần.
  • Nhưng cho dù bạn có dùng các chương trình Ôn Từ Thông Minh thì bạn vẫn nên chú trọng học những từ bạn thấy cần học hay thích học, bên cạnh những từ cơ bản hay gặp mà ai cũng phải biết. Não bộ con người sẽ nhớ những từ bạn thích thú, muốn nhớ để dùng ngay hơn nhanh hơn nhiều những từ bạn bị bắt buộc phải nhớ (và tôi tin tưởng là càng ngày chuyện “nhồi sọ” học sinh sẽ giảm hẳn).
  • Một cách học thú vị khác là học từ có hình ảnh đi kèm. Bạn có thể tìm thấy nhiều trang học từ có hình ảnh rất thú vị trên mạng ở trang tài liệu tiếng Anh.

Video dưới đây là bài phát biểu của Steve Jobs vào năm 2005 tại đại học Stanford, chúng tôi tin rằng, video này sẽ mang lại cho bạn nhiều động lực hơn để duy trì niềm đam mê khi học tiếng anh của bạn.

Tìm hiểu thêm:

TOEIC là gì?

phần mềm luyện thi toeic

chứng chỉ TOEIC

 

Dưới đây là 10 mẹo học từ vựng tiếng anh mà bạn có thể áp dụng

1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau.

Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích.

Đây là một điều theo tôi là cực kì quan trọng để bạn có thể duy trì việc học từ vựng tiếng Anh được lâu dài (và tôi đã nói với bạn chưa rằng nếu bạn muốn thật thật giỏi thì nó gần như đồng nghĩa với học học mãi?).

Nếu bạn thích âm nhạc, học từ mới ở các bài hát, ở các bài viết liên quan đến âm nhạc; đọc các bài viết về các nhạc sĩ, vân vân. Bạn là một người thích các môn tự nhiên?: đọc các bài viết về vật lí vui, về toán học vui, về các hành  tinh, về cách xây nhà, cách lập trình, … Điều mấu chốt ở đây là bạn học mà như…không học! Học mà vui, học mà thấy thích, học mà say mê, học mà như chơi! Nếu tôi chỉ có thể viết một câu cho bài này, đây chính là câu tôi sẽ viết.

*  Cách học từ vựng tiếng anh và kỹ thuật tách ghép từ

Điều này rất quan trọng, và bạn cần phải học tiếng Anh hay bất kì tiếng gì trong bối cảnh đọc hay nghe hay tìm hiểu về cái bạn thích. Có thể là bạn cần biết gấp một số từ để đi thi, để đạt mục tiêu trước mắt này kia, nhưng nếu bạn thật sự nghiêm túc, bạn sẽ thấy là không có con đường tắt. Có đường tắt, nhưng không có đường tắt dẫn đến thành công bền vững.

3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. : Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

4. Sử dụng video: Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.

5. Thu một cuốn băng từ vựng: Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa: Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

7. Luyện tập từ mới khi viết luận: Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp: Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.

9. Luyện tập từ mới khi nói: Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.

10. Hãy đọc nhiều: Sau khi có một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ tự động có động lực để học (dĩ nhiên là trừ khi ai đó áp đặt mục tiêu đó cho bạn – và đây là một điều không nên). Và để gặp được nhiều từ mới, không gì là bằng cách đọc thật nhiều. Lí do đơn giản là khi bạn đọc bạn sẽ gặp nhiều từ mới bạn chưa biết, và bạn sẽ…học! Và nếu nói về bài tiếng Anh để đọc thì có rất nhiều ở các trang tin tức như CNN, BBC và hàng triệu trang khác. Bạn chỉ đơn giản gõ một từ tiếng Anh vào google.com thì bạn sẽ thấy rất nhiều bài hay để đọc.

bài viết này   mình gợi ý một cách tự học tiếng Anh nói chung và học từ vựng nói riêng sao cho hiệu quả để chúng ta đạt được hiệu quả trong quá tình luyện ng he Toeic và ôn thi Toeic nhé ! Chúc các bạn học tốt

 

Nhãn: , ,

Cách hỏi thông tin trong bài thi TOEIC

(bài thi TOEIC) Trong luyện thi TOEIC, cách hỏi thông tin hay mong muốn xin phép không quá phức tạp. Chỉ cần nhớ một vài cụm từ khóa và bạn sẽ có thể giải quyết hầu hết mọi tình huống một cách tốt đẹp và đầy tự tin. MS. HOA TOEIC tin chắc sẽ không làm bạn thất vọng.

  1. Cách hỏi nhân viên hay ở quần tư vấn, hỗ trợ

(Hello.) Can / Could I have ….. please? (Falling intonation)

(Xin chào.) Cho tôi gọi….được không? (Ngữ điệu giảm)

(Good morning.) Can / Could you give / get me ….. please?

(Chào buổi sáng.) Bạn có thể chỉ cho tôi…được không?

(Good evening.) A table for two, please.

(Chào buổi tối.) Làm ơn cho tôi 1 bàn dành cho 2 người.

62753-khoa-luyen-thi-toeic

  1. Cách ngắt lời người khác để hỏi

Bắt đầu bằng: Excuse me…

Xin lỗi…

Sau đó, bạn có thể hỏi:

Do you know if…?

Bạn có biết về…?

Do you have…?

Bạn có…hay không?

Do you accept …. (credit cards)?

Bạn có chấp nhận…(thẻ tín dụng) hay không?

Is this the right way for…. (the Post Office)?

Có phải đường này là đúng đường tới…(bưu điện) đúng không?

…. Could you tell me if …. (there’s a Post Office near here)?

Làm ơn hãy cho tôi biết…(có bưu điện gần đây) hay không?

Trong các tình huống lịch sự hơn, chúng ta sử dụng:

Excuse me…

Xin lỗi…

Would you mind …. (keeping an eye on my luggage?)

Bạn có thể ….(trông giúp tôi hành lý) có được không?

I wonder if you could …. (move your suitcase a little.)

Tôi tự hỏi rằng không biết bạn có thể …. (dịch chuyển cái va li một chút) có được không.

  1. Cách đáp lại câu hỏi

Nếu bạn hỏi điều gì đó, và đối phương cần/muốn biết thêm thông tin. Họ sẽ hỏi một câu hỏi. Nếu bạn không mong đợi hay lường trước câu hỏi đó, có thể “kéo dài thời gian” bằng cách nói “Oh”, “Ah”, “Er” hay “Um” để có thêm 1, 2 giây suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Hãy nhớ rằng, im lặng tuyệt đối sẽ khiến đối phương cảm thấy không thoải mái.

Ví dụ:

You: “Two tickets to Glasgow, please.”

Clerk: “Single or return?”

You: “Um, return please. We’re coming back tomorrow.”

(Bạn: “Làm ơn cho tôi 2 vé tới Glasgow.”

Nhân viên: “vé 1 chiều hay khứ hồi?”

Bạn: “Um, vé khứ hồi ạ. Chúng tôi sẽ trở về vào ngày mai”.)

You: “Hello. Can I have a leaflet about London museums, please?”

Clerk: “Sure. Anything else?”

You: “Um, do you have any information about musicals?”

(Bạn: “Xin chào. Cho tôi xin tờ rơi giới thiệu về các bảo tàng London được không?”

Nhân viên: “Tất nhiên rồi. Còn gì nữa không?”

Bạn: “Er, thông tin về các bộ phim âm nhạc bạn có chứ?”)

thi thu TOEIC online, ngu phap TOEIC

  1. Mẹo dành cho bạn

Khi bạn hỏi thông tin hay nhờ ai đó làm giúp việc gì, bạn nên thể hiện thái độ lịch sự tốt nhất có thể. Dưới đây là một số từ khiến bạn trở nên lịch sự.

– Hello

Câu nói “Hello” (“xin chào”) cùng với một nụ cười để bắt đầu “đặt vấn đề”.

Ví dụ:

“Hello. (I’d like) a travel card, please.”

“Xin chào, làm ơn cho tôi một thẻ đi lại”.

Trong trường hợp lịch sự hơn, bạn có thể nói “Good morning” (“Chào buổi sáng”), “Good afternoon” (“Chào buổi chiều) hay “Good evening” (“Chào buổi tối”).

Nhớ rằng, chúng ta chỉ nói “Good night” (“Chúc ngủ ngon”) khi chúng ta muốn nói “Good bye” (“Chào tạm biệt”) vào thời điểm cuối ngày.

Ví dụ:

“Good evening. We’ve booked a table for four.”

“Chào buổi tối. Chúng tôi đã đặt trước một bàn dành cho 4 người.”

– Hãy ghi nhớ “please” (“làm ơn”) và “thank you” (“cảm ơn”)

Từ “Please” được đặt ở cuối câu:

Ví dụ:

“Two tickets, please.”

“Làm ơn cho tôi 2 vé.”

“Can you give me directions to Oxford Street, please?”

“Làm ơn chỉ đường cho tôi tới đường Oxford?”

Nói “thank you” (“cảm ơn”) sau khi bạn nhận được câu trả lời hay điều đã đề nghị:

Ví dụ:

“Here’s your change.”

“Thank you.”

“Đây là tiền thừa của bạn.”

“Cảm ơn”

Bạn có thể sử dụng “Yes, please” (Vâng, làm ơn) hay “No, thank you” (Không, cảm ơn) để đáp lại câu hỏi.

Ví dụ:

– “Would you like salad with your pizza?”

– “Yes, please” or “No, thank you.”

– Bạn có muốn thử ăn salad với pizza không?

– “Ừ.” hoặc “Không, mình cảm ơn”

– Nói “excuse me”

Nếu bạn hỏi ai đó khi họ đang làm một việc khác, hãy nhớ nói “excuse me” (xin lỗi).

“Excuse me, do you have this dress in a smaller size?” (In a shop)

“Xin lỗi, bạn có cỡ nhỏ hơn của chiếc váy này không?” (Trong một cửa hàng)

“Excuse me, do you know where the nearest bank is?” (On the street)

“Xin lỗi, bạn có biết ngân hàng gần đây nhất ở đây không?” (Trên đường phố)

Meo-lam-bai-thi-Toeic-hieu-qua-1024x595

5. Cấu trúc của một đoạn hội thoại mẫu 

(Nhân viên chào đón bạn)

(Good morning.) How can I help you?

(Chào buổi sáng.) Tôi có thể giúp được gì cho bạn?

What can I do for you?

Tôi có thể giúp được gì cho bạn?

(Bạn hỏi/yêu cầu điều gì đó)

Hello. I’d like some information about…

Xin chào. Tôi muốn biết thông tin về…

Can I have….

Tôi có thể….

Three stamps for Europe, please.

Làm ơn cho tôi 3 con tem tới châu Âu.

(Nhân viên hỏi bạn)

Single or return?

Vé 1 chiều hay khứ hồi?

Air-mail or surface mail?

Thư hàng không hay thư gửi đường bộ/ đường biển

(Câu trả lời của bạn)

Oh, er, single. Thanks.

Oh, er, vé 1 chiều. Cảm ơn.

Um, let me see. Air-mail please.

Um, chờ một chút. Thư hàng không ạ.

(Nhân viên hỏi bạn xem liệu bạn cần gì nữa không)

Will that be all?

Bạn cần đủ rồi chứ?

(Is there) anything else?

Còn gì nữa không?

(Câu trả lời của bạn)

Ah, actually I’d also like…

Ah, thực ra tôi cũng muốn…

No, that’s it. Thanks / thank you.

Không, vậy là đủ rồi. Cảm ơn.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Top 5 trung tâm Luyện thi IELTS tốt nhất Bắc Ninh 2022

Trọn bộ tài liệu tự học IELTS từ A – Z

Luyện thi IELTS Bắc Ninh

Khóa học 6.5 IELTS chất lượng cao

Khóa học luyện thi IELTS Bắc Ninh

 

Nhãn: , ,

Kỹ năng nghe tranh người trong bài thi TOEIC

MS. HOA TOEIC xin nhấn mạnh với các bạn rằng việc nắm một số Kỹ năng nghe tranh người trong bài thi TOEIC này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao điểm số cho thí sinh. Cùng MS. HOA TOEIC tìm hiểu 1 số chiến thuật nhé!

199_1443092691

Phần nghe tranh là phần đầu tiên của một bài thi TOEIC. Phần tranh bao gồm 10 câu hỏi, sau mỗi câu hỏi sẽ là 4 lựa chọn. Trong 10 tranh, chủ yếu 70-80 % là câu hỏi có sự xuất hiện của người, còn lại là tranh miêu tả vật.

Vì vậy, việc nắm một số Kỹ năng nghe tranh người trong bài thi TOEIC này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao điểm số cho thí sinh.
Trước khi đi vào chiến thuật nghe tranh dạng này một cách hiệu quả, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến 2 điểm sau:
Đối với loại tranh có một người xuất hiện, trọng tâm chú ý là hành động của người đó
Đối với loại tranh có nhiều người xuất hiện cùng một lúc, trọng tâm chú ý là hành động chung và sự tương tác giữa các đối tượng với nhau
Sau đây là một số bước chiến thuật cơ bản giúp các bạn đạt được hiệu quả nghe trong lúc luyện thi TOEIC:
Bước 1: Nghe các lựa chọn và nghiên cứu tranh một cách cẩn thận
–         Xác định chủ ngữ của câu trong tranh
–         Người ở trong tranh đang hành động có phù hợp với hành động được miêu tả trong câu không?
–         Tân ngữ của động từ có chính xác không?
–         Nơi chốn trong tranh có phù hợp với miêu tả trong câu không?
–         Chú ý rằng, câu trả lời có thể là câu miêu tả đồ vật (things) ở trong tranh
Bước 2: Cẩn thận với bẫy của đề thi TOEIC
–          Để ý với một số từ “all, every, both, none…”
–          Cẩn thận với những từ đông âm similar sounding
–          Chắc chắn nghe xong 4 lựa chọn mới đưa ra câu trả lời
Bước 3: Luyện tập để đạt được điểm cao hơn
–         Làm quen với những cụm từ hay xuất hiện trong TOEIC có chứa hành động và cử chỉ của nhân vật
–         Quen với những động từ ở dạng-ing (V-ing)
–         Học từ mới cụ thể được dùng trong một số địa điểm thường xuất hiện trong kì thi TOEIC
 

Nhãn: , ,

Các liên từ thường gặp trong TOEIC

Trong luyện thi TOEIC chúng ta thường hay gặp các liên từ trong bài thi TOEIC. Nếu bạn hiểu rõ cách sử dụng của các liên từ đó thì nó sẽ không khó với bạn. Dưới đây là những liên từ hay gặp nhiều khi luyện thi TOEIC.

20-meo-hay-giup-ban-luyen-thi-toeic-thanh-cong

I. Because – Because of : bởi vì, do, nguyên nhân
– Đằng sau Because phải dùng 1 mệnh đề (clause) nhưng đằng sau Because of phải dùng 1 ngữ danh từ(noun/noun phrase)
Ex:
because the weather was bad, we cancelled our flight
because of the bad weather, we cancelled our flight

– Because of = on account of = due to: Do bởi

Ex: The accident was due to the heavy rain.

– Dùng “as a result of” để nhấn mạnh hậu quả của hành động hoặc sự vật, sự việc.

Ex: He was blinded as a result of a terrible accident.

II. Although / though/even though – despite / in spite of :mặc dù

Nguyên tắc chung cần nhớ(tương tự because/Because of) là :

Although/ though/even though + mệnh đề
Despite / in spite of + 1 ngữ danh từ
Ex:
Although/Though/even though she’s angry, she still manages to smile.
Mặc dù cô ấy đang giận dữ nhưng cô ấy vẫn cố gắng cười.

Despite/In spite of heavy rain, he still went for a walk
Mặc dù mưa to, anh ý vẫn đi dạo

III. Cách biến đổi từ Although / though => despite / in spite of (Áp dụng cho because => because of )

1) Nếu chủ từ 2 mệnh đề giống nhau:
– Bỏ chủ từ ,động từ thêm ING .
Although Tom got up late, he got to school on time.
=> Despite / in spite of getting up late, Tom got to school on time.

2) Nếu chủ từ là danh từ + be + tính từ
– Đem tính từ đặt trứoc danh từ, bỏ to be
Although the rain is heavy,…….
=> Despite / in spite of the heavy rain, ……

3) Nếu chủ từ là đại từ + be + tính từ :
– Đổi đại từ thành sỡ hửu ,đổi tính từ thành danh từ ,bỏ be
Although He was sick,……..
=> Despite / in spite of his sickness,…….

4) Nếu chủ từ là đại từ + động từ + trạng từ
– Đổi đại từ thành sở hữu, động từ thành danh từ ,trạng từ thành tính từ đặt trước danh từ

Although He behaved impolitely,…..
=> Despite / in spite of his impolite behavior ,………

5) Nếu câu có dạng : there be + danh từ
– Thì bỏ there be
Although there was an accident ,…..
=> Despite / in spite of an accident,……

6) Nếu câu có dạng : It (be) + tính từ về thời tiết

Đổi tính từ thành danh từ thêm the phía trước.

Although it was rainy, …..
=> Despite / in spite of the rain, ……….
Các tính từ và danh từ thường gặp trong mẫu này là:

Foggy => fog ( sương mù )

Snowy => snow (tuyết)

Rainy => rain (mưa)

Stormy => storm ( bão)

7) Nếu câu có dạng: Danh từ + (be) + p.p ( câu bị động)

=> Đổi p.p thành danh từ, thêm the phía trước và of phía sau, danh từ câu trên đem xuống để sau of

Although television was invented, …..
=> Despite / in spite of the invention of television, ……….

8 ) Phương pháp cuối cùng cũng là phương pháp dễ nhất : thêm the fact that trước mệnh đề.

Phương pháp này áp dụng được cho mọi câu mà không cần phân tích xem nó thuộc mẫu này, tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích sử dụng vì suy cho cùng những biến đổi trên đây là rèn luyện cho các em cách sử dụng các cấu trúc câu, do đó nếu câu nào cũng thêm the fact that rồi viết lại hết thì các em sẽ không nâng cao được trình độ. Phương pháp này chỉ áp dụng khi gặp câu quá phức tạp mà không có cách nào biến đổi. Một trường hợp khác mà các em có thể sử dụng nữa là : trong lúc đi thi gặp câu khó mà mình quên cách biển đổi .

Although he behaved impolitely,…..
=> Despite / in spite of the fact that he behaved impolitely,…..

Các công thức trên đây cũng áp dụng cho biến đổi từ BECAUSE -> BECAUSE OF

Xem thêm:

Top 5 trung tâm Luyện thi IELTS tốt nhất Bắc Ninh 2022

Trọn bộ tài liệu tự học IELTS từ A – Z

Luyện thi IELTS Bắc Ninh

Khóa học 6.5 IELTS chất lượng cao

Khóa học luyện thi IELTS Bắc Ninh

 

Nhãn: ,

TỪ VỰNG NGÀNH KINH TÊD, NGOẠI THƯƠNG (PHẦN 2)

– Branch (n): Chi nhánh

– Prefabrication plant (n): Phân xưởng gia công

– Associated company (n) = Affiliated Co: Công ty dự phần của một công ty mẹ ở nước ngoài

– Travelling agent (n): Nhân viên lưu động

– Factor (n): Đại lý được giao quyền chiếm hữu hàng hóa hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, được phép đứng tên mình và có quyền cầm cố hàng hóa với giá lựa chọn, trực tiếp quan hệ mua bán với khách hàng

– Comprador (n): Người mại bản

– Universal agent (n): Đại lý toàn quyền

– Carrrier’s agent (n): Đại lý vận tải

– Shipping agent (n): Đại lý giao nhận

– Charterer’s agent (n) =  Chartering agent: Đại lý thuê tàu

– Collecting agent (n): Đại lý thu hộ

– Insurance agent (n): Đại lý bảo hiểm

– Special agent (n): Đại lý đặc biệt-

Xem thêm:

Top 5 trung tâm Luyện thi IELTS tốt nhất Bắc Ninh 2022

Trọn bộ tài liệu tự học IELTS từ A – Z

Luyện thi IELTS Bắc Ninh

Khóa học 6.5 IELTS chất lượng cao

Khóa học luyện thi IELTS Bắc Ninh

 

Nhãn: , ,

ĐỂ LÀM TỐT PHẦN ĐỌC HIỂU TRONG BÀI THI TOEIC.

Do đề thi hơi dài lại vào gần cuối do vậy các bạn thông thường sẽ cảm thấy bị rối, thiếu thời gian và nản. Hãy đọc những chia sẻ dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn làm đề thi  TOEIC được tốt hơn.
Khi các bạn làm quen rồi thì đây sẽ là phần để gỡ điểm 1 cách tốt nhất.

Đầu tiên hãy chọn lấy cho mình những cuốn sách luyện thi TOEIC hay và phù hợp nhất để ôn luyên. Cuốn sách mà được nhiều sĩ tử, nhiều người đọc đánh giá cao nhất là cuốn Jim TOEIC

Hãy download cuốn sách READING TOEIC khá mới, sát với đề thi TOEIC gần đây đẻ ôn luyện. Không cần quá nhiều sách, hãy học 1 vài cuốn hay và học cho đến hết, hiểu thật sâu toàn bộ cuốn sách đó, nghiền ngẫm hết

1.    Tích cực sử dụng các đề mục lớn và đề mục nhỏ

Đoán trước ý chính được hỏi sẽ xuất hiện trong đề mục nào của bài đọc để tập trung đọc phần đó.

2.     Làm quen với paraphrasing (diễn đạt lại ý của câu bằng cấu trúc khác)

Trong Part 7, hiếm có trường họp sử dụng lại đúng cách diễn đạt đã từng xuất hiện trước đó. Phần lớn câu hỏi và đáp án cho sẵn có cách diễn đạt khác so vói bài đọc. Trong trường họp này, có nhiều ngưòi sẽ gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi bởi từ hoặc ngữ quá khác biệt. Ngưòi ta gọi việc chuyển đổi từ hoặc ngữ đặc trưng thành cách diễn đạt khác là paraphrasing (diễn đạt lại ý của câu bằng cấu trúc khác). Bạn phải tập làm quen vói phương pháp paraphrasing thì mới có thể nâng cao khả nâng đọc hiểu của mình. Paraphrasing được thực hiện bằng nhiều cấu trúc khác nhau, nhung lưu ý rằng dù sử dụng cấu trúc gì thì ý nghĩa ban đầu của câu vẫn phải giữ nguyên. Việc này đòi hỏi các bạn nắm đươc ngữ pháp TOEIC

(A) Trường hợp sử dụng từ phái sinh- đề thi Toeic có đáp án
Là trường họp paraphrasing ít nhất, chẳng hạn: chỉ cần đổi danh từ thành tính từ.
1. facing financial difficulties
= face difficult financial situations
2. if the industry is to survive
= for the industry’s survival
3. increase spending
= spend an increased amount
(B) Trường hợp sử dụng từ đồng nghĩa
Vì gặp từ khác nên có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng nếu bạn thường xuyên mở rộng vốn từ của mình thì bạn vẫn có thể biết cụm từ nào đã được biến đổi.
1. continued to rise
= went up
2. all categories of vehicles
= all automobile types
3. reported higher profits
= announced increased earnings
(C) Trường hợp cụ thể hóa và khái quát hóa
Là trường họp diễn đạt cụ thể hóa nội dung tổng quát hoặc khái quát hóa nội dung cụ thể.
1. reported adding 40,000 jobs
= added many jobs
2. the lowest level in over three years
= the most positive figure in recent times
3. the agricultural and technology markets
= various markets


3.    Hiểu rõ thể loại của câu hỏ
i
Trong Part 7 có hai loại câu hỏi chính. Đó là câu hỏi về thông tin chung, dạng câu hỏi này liên quan đến vấn đề: đại ý, chủ đề hoặc mục đích chung của bài đọc; và câu hỏi về thông tin cụ thể liên quan đến những thông tin chi tiết được giới thiệu trong bài đọc. Cách tiếp cận với mỗi loại câu hỏi cũng khác nhau tùy theo sự khác biệt về đặc tính của chúng.
(A) Câu hỏi về thông tin chung
1)    Câu hỏi về mục đích của bài đọc part 7 TOEIC
Đây là câu hỏi hỏi về thông tin cơ bản nhất, và xuất hiện khá thường xuyên trong số các câu hỏi thuộc thông tin chung. Nội dung chứa mục đích của bài đọc thường xuất hiện trong đoạn đầu tiên, và có the nói rằng việc tìm trọng tâm chính là chìa khóa để trả lời câu hỏi này.
What is the purpose of this letter?
Why was this letter written?
2)    Câu hỏi về đại ý và chủ đề của bài đọc
Loại câu hỏi này thường xuất hiện trong dạng bài đọc Article/Report (Ký sự). Để trả lòi câu hỏi loại nay, điều quan trọng là bạn nhận biết được nội dung trọng tâm được trình bày trong đoạn văn đầu tiên.
What is the main idea of this article?
What does this article mainly discuss?
3)    Câu hỏi về các thông tin tổng quát khác
Ngoài câu hỏi về đại ý, chủ đề, mục đích của bài đọc thì cũng có những câu hỏi về nguồn gốc, đối tượng độc giả hoặc sản phẩm được quảng cáo.
1. Câu hỏi về sản phẩm được quảng cáo
–    Đối với loại câu hỏi này, bạn nên tập trung vào phần giới thiệu chung về sản phẩm, phần giải thích ưu điểm cũng như đặc trưng của sản phẩm.
•    What is being advertised?
2. Câu hỏi về đối tuợng độc giả
–    Đối với dạng bài quảng cáo, bạn hãy xem phần đề cập đến đặc điểm của sản phẩm.
•    Who is the audience for this advertisement?
3. Câu hỏi về nguồn gốc của bài đọc
–    Phải nhận ra nơi bài đọc thường xuất hiện bằng cách xác định được đặc trưng và chủng loại của sản phẩm được quảng cáo thông qua mạch văn trong bài đọc.
•    Where would this advertisement most likely be found?

Xem thêm:

Top 5 trung tâm Luyện thi IELTS tốt nhất Bắc Ninh 2022

Trọn bộ tài liệu tự học IELTS từ A – Z

Luyện thi IELTS Bắc Ninh

Khóa học 6.5 IELTS chất lượng cao

Khóa học luyện thi IELTS Bắc Ninh

 

Nhãn: , ,

Từ Vựng TOEIC Về Thời Tiết

Khi luyện thi TOEIC những từ mà chúng ta hay gặp thì không thể không nhắc tới chủ đề thời tiết. Nói không đâu xa, ngay cả trong đời sống thường ngày thì  chúng ta cũng hay nói về thời tiết rất nhiều. Tuy nhiên chúng ta lại không hoặc rất ít người nắm bắt được các từ vựng ấy. Các hiện tượng thời tiết trong cuộc sống là rất đa dạng nên có thể nói là vốn từ vựng chủ đề này cũng không ít. MS. HOA TOEIC xin giới thiệu đến các bạn từ vựng trong chủ đề về thời tiết, một trong những chủ đề thường gặp trong các bài thi TOEIC.
Các từ dưới đây đã được sắp xếp theo thứ tự phổ biến giảm dần. Các bạn cố gắng học và nhớ tối thiểu 20 từ nhé.
1.     Cloudy / ˈklaʊdi  /: nhiều mây
2.     Windy / ˈwɪndi  /: nhiều gió
3.     Foggy / ˈfɔːɡi  /: có sương mù
4.     Stormy / ˈstɔːrmi  /: có bão
5.     sunny  / ˈsʌni  /-có nắng
6.     frosty / ˈfrɔːsti  /-giá rét
7.     dry / draɪ /-khô
8.     wet / wet  / -ướt
9.     hot / hɑːt  /-nóng
10.   cold / koʊld  /-lạnh
13825124233468
11.   chilly / ˈtʃɪli  /-lạnh thấu xương
12.   Wind Chill / wɪnd  tʃɪl /: gió rét
13.   Torrential rain / təˈrenʃl  reɪn /: mưa lớn, nặng hạt
14.   Flood / flʌd  /: lũ, lụt, nạn lụt
15.   the Flood; Noah’s Flood / ˌnoʊəz  flʌd  / : nạn Hồng thuỷ
16.   lightning / ˈlaɪtnɪŋ /: Chớp, tia chớp
17.   Lightning arrester / ˈlaɪtnɪŋ əˈrestər /: Cột thu lôi
18.   Thunder / ˈθʌndər /: Sấm, sét
19.   Thunderbolt / ˈθʌndərboʊlt /: Tiếng sét, tia sét
20.   Thunderstorm / ˈθʌndərstɔːrm  /: Bão tố có sấm sét, cơn giông
21.   rain / reɪn  /-mưa
22.   snow / snoʊ / -tuyết
23.   fog / fɔːɡ /-sương mù
24.   Ice / aɪs  /-băng
25.   Sun / sʌn  /-mặt trời
26.   sunshine / ˈsʌnʃaɪn /-ánh nắng
27.   cloud / klaʊd  / -mây
28.   mist / mɪst /-sương muối
29.   hail / heɪl  /-mưa đá
30.   wind / wɪnd /-gió
31.   breeze / briːz  / -gió nhẹ
32.   gale /  ɡeɪl /-gió giật
33.   frost / frɔːst  /-băng giá
34.   rainbow / ˈreɪnboʊ  /-cầu vồng
35.   sleet  / sliːt  /-mưa tuyết
36.   drizzle / ˈdrɪzl  /-mưa phùn
37.   icy / ˈaɪsi  /-đóng băng
38.   Dull / dʌl  / -lụt
39.   overcast / ˌoʊvərˈkæst  /-u ám
40.   raindrop / ˈreɪndrɑːp / -hạt mưa
take1
41.   snowflake / ˈsnoʊfleɪk  / -bông tuyết
42.   hailstone / ˈheɪlstoʊn  /-cục mưa đá
43.   weather forecast / ˈweðər ˈfɔːrkæst  / dự báo thời tiết
44.   rainfall / ˈreɪnfɔːl  / lượng mưa
45.   temperature / ˈtemprətʃər / nhiệt độ
46.   thermometer / θərˈmɑːmɪtər / nhiệt kế
47.   barometer / bəˈrɑːmɪtər / dụng cụ đo khí áp
48.   degree  / dɪˈɡriː  / độ
49.   Celsius  / ˈselsiəs / độ C
50.   Fahrenheit / ˈfærənhaɪt / độ F
51.   Climate /  ˈklaɪmət / khí hậu
52.   climate change /  ˈklaɪmət tʃeɪndʒ  / biến đổi khí hậu
53.   global warming  / ˈɡloʊbl ˈwɔːrmɪŋ  / hiện tượng ấm nóng toàn cầu
54.   humid / ˈhjuːmɪd / ẩm
55.   Shower / ˈʃaʊər  /: mưa rào
56.   Tornado / tɔːrˈneɪdoʊ  /: lốc (noun) một cơn gió cực mạnh xoáy tròn trong một khu vực nhỏ; xoay tròn theo cột không khí
57.   Rain-storm/rainstorm / ˈreɪnstɔːrm /: Mưa bão
58.   Storm / stɔːrm  /: Bão, giông tố (dông tố) – từ gọi chung cho các cơn bão
59.   Typhoon / taɪˈfuːn  /: Bão, siêu bão (dùng để gọi các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương)
60.   Hurricane / ˈhɜːrəkən /: Bão (dùng để gọi các cơn bão ở Đại Tây Dương / Bắc Thái Bình Dương)
61.   Cyclone  / ˈsaɪkloʊn / Bão (dùng để gọi các cơn bão ở Nam Bán Cầu)
 

Nhãn: ,